Lịch sử bộ môn Cơ học

×

Error message

  • User warning: The following module is missing from the file system: standard. For information about how to fix this, see the documentation page. in _drupal_trigger_error_with_delayed_logging() (line 1156 of /var/www/html/vimaru/web/includes/bootstrap.inc).
  • Warning: chmod(): Operation not permitted in _event_css_add() (line 272 of /var/www/html/vimaru/web/sites/all/modules/event_calendar/event_calendar_colors/event_calendar_colors.module).

Bộ môn Cơ học thuộc trường Đại học Hàng Hải được thành lập nhằm thực hiện việc giảng dạy hai môn Cơ học lý thuyết và cơ học chất lỏng không thể thiếu được đối với một người kỹ sư. Quá trình xây dựng và phát triển của bộ môn được phân chia thành các giai đoạn như:

1. Giai đoạn 1956-1966

Trong giai đoạn này trường chỉ đào tạo hệ sơ cấp và trung cấp nên việc giảng dạy môn Cơ học lý thuyết và môn Cơ học chất lỏng chưa có yêu cầu lớn. Môn Cơ học lý thuyết được một số giáo viên trong tổ Văn hóa của trường đảm nhận trong đó có thầy Vũ Mạnh Cường, Hồ Xuân Anh tốt nghiệp ngành Toán cơ trường Đại học Tổng Hợp trong những năm đó.

2. Giai đoạn 1956-1974

Năm 1966, trường Hàng Hải mở các lớp đại học chính qui đầu tiên, việc giảng dạy Cơ lý thuyết do một số giáo viên chuyên môn đảm nhiệm( thầy Diên Niên dạy cho ngành Máy, thầy Lạng dạy cho ngành lái). Cuối năm 1967, thầy Phạm Thế Phiệt tốt nghiệp ngành Thủy khí trường Đại học Tổng hợp về tham gia giảng dạy các môn Cơ lý thuyết, Cơ chất lỏng.

Năm 1968, trường phân hiệu giao thông đường thủy thành lập trong đó có các lớp đại học của trường Trung cấp Hàng Hải chuyển sang. Tổ môn Cơ-Sức bền được thành lập bao gồm giáo viên dạy các môn trên của hai trường tập hợp lại và do thầy Phạm Sơn Hải làm tổ trưởng. Các giáo viên được bổ sung thêm bao gồm các nguồn khác nhau như thầy Nguyễn Tường Lâm ở Trung Quốc về, thầy Nguyễn Tất Đạt tốt nghiệp ngành Thủy Khí trường Đại học Tổng hợp năm 1964, thầy Mạc Trường Tam tốt nghiệp ngành Thủy Khí trường Đại học Tổng hợp năm 1969, thầy Lê Kim Thành tốt nghiệp ngành Thủy Khí trường Đại học Tổng hợp năm 1969, các thầy Phạm Ngọc Cương, Nguyễn Phúc Liệu được giữ lại từ lớp Máy tàu khóa 4, thầy Nguyễn Tiến Thanh lớp Máy tàu khóa 5 được cử đi học ở Đại học Tổng hợp về năm 1969,... Đến năm 1971, tổ môn Cơ lý thuyết được thành lập do thầy Nguyễn Tường Lân làm tổ trưởng. Tổ đảm nhiệm giảng dạy cho 13 chuyên ngành thuộc 4 khoa chuyên môn, nội dung giảng dạy đã được xác định theo đề cương do hội nghị chuyên ngành cuối năm 1968 tổ chức tại trường Đại học Kinh tế kế hoạch vạch ra. Một số giáo trình đã được biên soạn trong thời gian này như: Co học chất lỏng của các thầy Nguyễn Tất Đạt, Phạm Thế Phiệt, và Lê Kim Thành viết năm 1971, Bài tập Cơ học chất lỏng của thày Lê Kim Thành năm 1973,... Cuối năm 1973, thầy Nguyễn Tất Đạt thi đỗ và đi làm nghiên cứu sinh tại Tiệp Khắc cũ.

3. Giai đoạn 1974-1984

            Năm 1974, trường Đại học Hàng Hải được thành lập, một số giáo viên như các thầy Phạm Thế Phiệt, Mạc Trường Tam trở lại trường giảng dạy. Đây là thời gian hình thành và phát triển hai bộ môn ở hai trường.

+ Tại trường Đại học Hàng Hải, môn Cơ lý thuyết và Cơ chất lỏng nằm trong tổ Cơ sở do thầy Đào Vũ Hùng làm tổ trưởng và đến năm 1976 khi thành lập Khoa Cơ bản-cơ sở được tách thành bộ môn Cơ lý thuyết do thầy Phạm Thế Phiệt làm tổ trưởng. Lực lượng giảng dạy được bổ xung thêm các thầy Nguyễn Thế Đạo tốt nghiệp ngành thủy khí trường Đại học Tổng hợp năm 1973, Thầy Nguyễn Văn Thịnh tốt nghiệp ngành thủy khí trường Đại học Tổng hợp năm 1973 và chuyển về từ trường trung cấp Thủy sản năm 1978, thầy Nguyễn Tăng Phương tốt nghiệp ngành Dao động trường Đại học Tổng hợp năm 1970 và chuyển về từ trường Trung cấp Địa chất năm 1980, thầy Nguyễn Thành Đạt tốt nghiệp ngành Dao động trường Đại học Tổng hợp năm 1982, thầy Nguyễn Văn Phong tốt nghiệp  trường Đại học bách Khoa năm 1966 và từ trường Mỏ địa chất chuyển về năm 1982, trong khi đó thầy Mạc Trường tạm rời trường năm 1979.

            Bộ môn giảng dạy 2 môn Cơ lý thuyết và Cơ chất lỏng cho 3 Khoa trong trường và một số ít các lớp tại chức. Thời gian này bộ môn cũng đã cho in vào năm 1977 giáo trình thủy lực do thầy Phạm Thế Phiệt, Mạc Trường Tam biên soạn; giáo trình Cơ học lý thuyết 3 tập do các thầy Phạm Thế Phiệt, Nguyễn Thế Đạo biên soạn năm 1979; giáo trình Cơ học chất lỏng 2 tập của thầy Phạm Thế Phiệt được in vào các năm 1975, 1983 và thường xuyên có báo cáo tại Hội nghị Khoa học tổ chức tại trường.

 + Ngày 23/12/1983, nhà trường ra quyết định số 309/QĐ-TC thành lập bộ môn Cơ kỹ thuật thuộc Khoa Máy bao gồm các môn Cơ lý thuyết, Cơ chất lỏng, Sức bề vật liêu, Hình họa-Vẽ kỹ thuật.

 + Còn tại Phân hiệu Đại học Giao thông đường thủy, bộ môn Cơ lý thuyết lúc này do thầy Hàn Ngọc Cương làm tổ trưởng và sau đó thầy Nguyễn Tất Đạt làm tổ trưởng sau khi từ Tiệp Khắc trở về. Lực lượng giảng dạy bổ sung thêm các thầy Mai Thắng tốt nghiệp ngành Thủy Khí trường Đại học Tổng hợp Bacu( Liên Xô cũ) năm 1976, thầy Nguyễn Đình Hùng tốt nghiệp ngành Thủy Khí trường Đại học Tổng hợp năm 1976, thầy Vũ Duy Sơn tốt nghiệp ngành Dao động trường Đại học Tổng hợp  năm 1979, Thầy Tô Anh Thái tốt nghiệp ngành Dao động trường Đại học Tổng hợp năm 1972 và chuyển về từ trường Đại học Thủy sản năm 1980.

            Thời gian này bộ môn giảng dạy 2 môn Cơ học lý thuyết và Cơ học chất lỏng cho khoa trong trường và một số lớn các lớp tại chức ngoài bắc trong nam, cũng đã cho in vào năm 1976  cuốn bài tập Cơ học lý thuyết của các thầy Hàn Ngọc Cương, Nguyễn Tiến Thành. Về NCKH có đề tài cấp trường “Điều khiển lớp biên” của thầy Nguyễn Tất Đạt năm 1980. Trường cũng đầu tư cho bộ môn mua về bộ thí nghiệm thủy lực để phục vụ cho công tác giảng dạy.

4. Giai đoạn 1984-1989

            Năm 1984 cùng với việc sát nhập 2 trường đại học Hàng Hải và Đại học đường thủy, bộ môn Cơ lý thuyết gồm 13 người được thành lập do thầy Nguyễn Tất Đạt làm tổ trưởng, thời gian đầu bộ môn vẫn thuộc Khoa Máy và từ 1/8/1985 chuyển về sinh hoạt tại Khoa Cơ bản cơ sở. Đây là thời gian khó khăn nhất của bộ môn về nhiều mặt. Lực lượng giảng dạy tập hợp từ 2 trường nhưng cũng có nhiều biến động. Cuối năm 1985, thày Nguyễn Tất Đạt đi chuyên gia tại Châu Phi, thầy Nguyễn văn Phong làm tổ trưởng. Đến tháng 4 năm 1988 bộ môn có thêm thầy Ngô Minh Tuệ tốt nghiệp ngành đàn hồi trường Đại học Tổng hợp năm 1983, nhưng lại có nhiều thầy rời bộ môn: thầy Lê Kim Thành, Nguyễn Tiến Thanh, Lê Ngọc Chấn đi nghiên cứu sinh tại Liên Xô cũ( sau này đêu không quay lại bộ môn), thầy Tô Anh Thái chuyển sang công tác khác( 5/1956), thầy Vũ Mạnh Cường về mất sức( 1/ 1988). Cũng trong thời gian này đã cho in cuốn bài tập Cơ học lý thuyết do tập thể bộ môn biên soạn( năm 1866).

5. Giai đoạn 1989-2000

 + Năm 1989, cùng với việc giải thể khoa cơ bản –cơ sở, bộ môn Cơ lý thuyết trở thành bộ môn trực thuộc do thầy Phạm Thế Phiệt làm tổ trưởng( Quyết định số 179/TCCB ngày 15/3/1989). Thầy Nguyễn Tất Đạt sau thời gian đi chuyên gia trở lại bộ môn nhưng sau đó lại đi tiếp đợt 2, thày Nguyễn Thế Đạo chuyển vào Phân hiệu phía nam( 1990), thầy Nguyễn Thành Đạt chuyển vào phân Hiệu phía nam năm 1992. Cũng trong năm 1989, Olympic Cơ học toàn quốc được tổ chức nhưng do chưa chuẩn bị kịp nên trường ta không tham gia. Đến năm 1990, đội tuyển Olympic Cơ lý thuyết của trường ta do thày Nguyễn Đình Hùng phụ trách đã giành thắng lợi ngay trận đầu ra quân: 2 giả nhì, 1 giải 3, giải nhì đồng đội và cũng từ đó trường ta liên tục tham gia cũng liên tục đoạt giải cho đến nay.

            Cũng trong thời gia này, bộ môn cho in giáo trình Cơ học lý thuyết(3 tập) của thầy Phạm Thế Phiệt, Nguyễn Đình Hùng; Cơ học chất lỏng( 1 tập), bài tập Cơ chất lỏng và thủy lực của thầy Phạm Thế Phiệt. Bộ môn có một bài báo cáo tại hội nghị Khoa học nhân kỉ niệm 34 năm ngày thành lập trường ĐHHH( 1/4/1990), có 2 báo cáo tại hội nghị Khao học ngành GTVT thủy nhân kỉ niệm 35 năm ngyaf thành lập trường ( 1/4/1991).

+ Tháng 10/1993, thầy Phạm Thế Phiệt về hưu, thầy Nguyễn Đình Hùng làm chủ nhiệm bộ môn. Lúc này bộ môn nhận thêm 3 thành viên mới: năm 1993 thầy Nguyễn Trung Khang tốt nghiệp ngành đàn hồi trường Tổng hợp và từ phòng quản lý khoa học chuyển về, các cô giáo Nguyễn Thị Mai Hạnh tốt nghiệp ngành Vỏ tàu thủy khóa 29, cô Nguyễn Lan Hương tốt nghiệp ngành Máy xếp dỡ khóa 29 đã từng tham gia thi Olympic Cơ học khi còn là sinh viên được giữ lại bộ môn, sau đó cô Nguyễn Lan Hương chuyển về dạy chuyên môn. Năm 1994, thầy Nguyễn Tất Đạt sau thời gian đi chuyên gia đợt 2 trở về bộ môn.

            Trong các kì thi Olympic Cơ học toàn quốc tiếp theo, đội tuyển Olympic Cơ lý thuyết của trường ta do thày Nguyễn Đình Hùng phụ trách đã đạt nhiều thắng lợi liên tiếp. Ngoài ra năm 1994 đội tuyển Olympic Thủy lực do thầy Phạm Thế Phiệt phụ trách đoạt giải 3 và 1 giải khuyến khích cá nhân, năm 1995 đội tuyển Olympic thủy lực do thầy Nguyễn Tất Đạt phụ trách đoạt 1 giải 3 cá nhân.

            Về giáo trình thầy Nguyễn Đình Hùng cũng cho in 2 tập Cơ học, 2 tập Bài tập Cơ học và một số tài liệu phục vụ cho thi Olympic. Thời gian này bộ môn có một đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường “ Khảo sát Động lực học quá trình phóng xuồng cứu sinh” của nhóm tác giả do thầy Nguyễn Đình Hùng làm chủ đề tài và có 4 báo cáo tại hội nghị Khoa học công nghệ và giáo dục nhân kỉ niệm 40 năm thành lập trường ĐHHH( 1/4/1996).

+ Ngày 20/6/1996  nhà trường quyết định nhập bộ môn Cơ học vào bộ môn sức bền vật liệu thộc Khoa Cơ khí thành bộ Cơ – Sức bền do thầy Nguyễn Bá Đường làm chủ nhiệm. Thầy Nguyễn Đình Hùng chuyển về Khoa Máy nhưng vẫn dẫn dắt đội tuyển Olympic Cơ lý thuyết.

            Để nâng cao trình độ của đội ngũ giáo viên bộ môn đã để cô giáo Nguyễn Mai Hạnh học cao học khóa 7 ngành Thiết bị năng lượng tại trường ĐHHH, thầy Vũ Duy Sơn theo học ngành Dao động tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Ngoài ra thầy Nguyễn Tất Đạt còn hướng dẫn 1 học viên cao học khóa 5.

            Bộ môn cũng đã cho in giáo trình lý thuyết lớp biên( cho lớp cao học) và Cơ học chất lỏng của thầy Nguyễn Tất Đạt. Bộ môn liên tục có các đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường của các thầy Nguyễn Tất Đạt:  “ Phương pháp tương tự suy rộng cho dòng đối lưu hữu hạn” năm 1996-1997 và đã báo cáo tại Hội nghị Cơ học toàn quốc năm 1997; “ Tính toán đường ống cho mạng phân phối nước” năm 1998; “ Phương pháp tương tự suy rộng cho dòng đối lưu tự do” năm 2000 và liên tục được công nhận là tập thể lao động giỏi.

+ Ngày 26/1/2000 nhà trường quyết định số 130/TCCB-LĐ bổ nhiệm thầy Nguyễn Văn Phong làm chủ nhiệm bộ môn Cơ-Sức bền.

+ Ngày 31/3/2000, nhà trường ra quyết định số 454/TCCB-LĐ tách bộ môn Cơ-Sức bền thành 2 bộ môn Cơ học và Sức bền vật liệu, đồng thời nâng lên thành tổ trực thuộc Ban giám hiệu. Thầy Nguyễn Văn Phong làm chủ nhiệm bộ môn Cơ học, thầy  Ngô Minh Tuệ học cao học khóa 9 ngành Bảo đảm an toàn tại trường trong năm này.

            Đội tuyển Olympic Cơ học lý thuyết của trường tham gia kì thi Olympic Cơ học lần thứ 12 đoạt giải nhất đồng đội, 1 giải nhì và 6 giải ba. Tính đến năm 2000, đội tuyển Olympic Cơ học của trường đã tham gia 11/12 lần thi và đã đạt 6 lần giải nhất, 4 lần giải nhì đồng đội, về cá nhân có tổng cộng 7 huy chương vàng, 12 huy chương bạc, 18 huy chương đồng và 10 giải khuyến khích. Đội tuyển Olympic thủy lực của trường ta tham gia 2/12 lần thi và đạt kết quả về cá nhân có 2 huy chương đồng và 1 giải khuyến khích.

            Ngày 1/10/2000 thầy Nguyễn Tất Đạt nghỉ hưu. Ngày 1/11/2000 thầy Vũ Duy Sơn chuyển công tác về trường Mỏ - Địa chất Hà Nội. Như vậy tính đến cuối năm 2000 bộ môn còn lại 6 giáo viên giảng dạy 2 môn Cơ lý thuyết và Cơ chất lỏng cho 10 ngành thuộc 5 khoa trong trường.

6, Giai đoạn 2001-2015

            Từ 2004-2011 Cô Nguyễn Thị Mai Hạnh làm trưởng bộ môn Cơ học trực thuộc trường sau đó ngày 8/09/2009 Viện Khoa học Cơ sở được thành lập bao gồm 05 bộ môn: Vật liệu kỹ thuật, Nguyên lý máy, Sức bền vật liệu, Cơ học, Hình họa vẽ kỹ thuật. Lúc này bộ môn Cơ học gồm 09 giảng viên: Thầy Nguyễn Trung Khang, Cô Nguyễn Thị Mai Hạnh, Thầy Hoàng Mạnh Cường, Thầy Vũ Văn Duy, Cô Phạm Thị Thúy, Cô Vũ Thị Phương Thảo, Cô Lê Thị Thùy Dương, Thầy Trần Ngọc An, Thầy Nguyễn Hữu Dĩnh tham gia giảng dạy các học phần Cơ lý thuyết và Cơ chất lỏng. Sau đó thành lập 2 bộ môn Cơ điện tử và kỹ thuật cơ khí thuộc Viện Cơ sở thầy Hoàng Mạnh Cường chuyển sang làm tổ trưởng bộ môn Cơ điện tử.

            Từ 2012-2015 Thầy Vũ Văn Duy chuyên ngành Thủy khí của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội làm trưởng bộ môn Cơ học thuộc Viện Khoa học Cơ sở giảng dạy các học phần Cơ lý thuyết 1, Cơ lý thuyết 2, Cơ chất lỏng cho khối kỹ thuật. Trong thời gian này cô Bùi Thị Mai đi du học tại Nga về bộ môn và được phân công giảng dạy môn Cơ chất lỏng, Thầy Trần Ngọc An cũng chuyển sang khoa công trình.

Từ 25/05/2015 Trường thành lập khoa Cơ sở Cơ bản bao gồm 05 bộ môn: Sức bền vật liệu, Cơ học, Hình họa vẽ kỹ thuật, Vật lý, Toán. Từ 06/2015 Thầy Nguyễn Hữu Dĩnh chuyên ngành Cơ học kỹ thuật của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội làm trưởng bộ môn Cơ học. Bộ môn còn 06 giảng viên tham gia giảng dạy các học phần: Cơ lý thuyết 1, Cơ lý thuyết 2, Cơ học chất lỏng, Dao động kỹ thuật. 

 

 

Giảng viên